Máy lạnh công nghiệp khi sử dụng lâu ngày sẽ không tránh khỏi việc bám bụi bẩn. Lâu dần làm giảm hiệu quả hoạt động của thiết bị và gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy mà việc vệ sinh máy lạnh định kỳ là điều hết sức cần thiết để tăng tuổi thọ và độ bền sản phẩm. Vậy vệ sinh máy lạnh công nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Nội dung
Khi nào cần thực hiện vệ sinh máy lạnh công nghiệp?
Bạn cần tiến hành vệ sinh máy lạnh công nghiệp ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Khả năng làm lạnh của máy yếu hoặc không làm lạnh.
- Xuất hiện tình trạng ngưng tụ nước hoặc chảy nước nhiều do cục lạnh của máy không trao đổi nhiệt.
- Cục nóng xảy ra tình trạng giải nhiệt kém, hoạt động không ổn định, lúc hoạt động, lúc tắt. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây hư hỏng nặng hoặc hỏng luôn cả điều hòa.
- Khi thấy máy lạnh xảy ra tình trạng bất thường trong quá trình vận hành. Thì cần kiểm tra ngay và có biện pháp xử lý kịp thời.
Lời khuyên dành cho bạn là nên vệ sinh máy lạnh công nghiệp theo định kỳ, đúng cách. Đối với nhà xưởng, máy hoạt động với tần suất lớn, nhiều bụi bẩn thì nên vệ sinh định kỳ 1 tháng/lần. Và việc vệ sinh cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp, tiến hành cẩn thận.
Tại sao cần phải vệ sinh, bảo trì máy lạnh định kỳ?
Sau thời gian sử dụng, điều hòa công nghiệp cần được vệ sinh, bảo trì định kỳ. Bởi việc thực hiện định kỳ sẽ giúp:
- Máy hoạt động an toàn, êm ái, ổn định và duy trì được độ bền theo thời gian.
- Tiết kiệm được điện năng sử dụng.
- Tối ưu hiệu suất cho thiết bị, linh kiện trong máy.
- Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, duy trì không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe.
Quy trình vệ sinh máy lạnh công nghiệp đúng cách
Việc vệ sinh máy lạnh công nghiệp cần thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn. Nhằm tránh gây hư hỏng, ảnh hưởng đến các thiết bị và hoạt động của máy lạnh.
Trước tiên cần chuẩn bị các dụng cụ cho vệ sinh máy lạnh công nghiệp. Bao gồm: Tuốc nơ vít, bơm tăng áp, nguồn nước sạch, nước rửa chuyên dụng, khăn vải,…
Tiến hành vệ sinh phần dàn lạnh của máy
Bước 1: Ngắt nguồn điện hệ thống
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công thì việc ngắt nguồn điện là rất cần thiết. Điều này sẽ tránh được các sự cố đáng tiếc như điện giật, chập điện. Sau khi ngắt nguồn điện, hãy đợi khoảng 2 – 3 phút mới tiến hành mở máy và vệ sinh.
Bước 2: Vệ sinh mặt trong của dàn lạnh
Đa số các loại máy lạnh công nghiệp đều có kích thước lớn và trọng lượng nặng. Do đó, trong quá trình vệ sinh máy lạnh công nghiệp cần có người phụ để nhấc đồ. Trước tiên bạn cần tháo mặt trước của dàn lạnh ra. Sau đó sử dụng giẻ sạch thấm nước rửa chuyên dụng để lau rửa nhẹ nhàng.
Khi vệ sinh sâu bên trong thì dùng 1 miếng giẻ sạch khác để lau phần mặt nạ. Lưu ý là cần vệ sinh nhẹ nhàng và lau khô, không phơi thiết bị trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
Bước 3: Xịt rửa phần dàn lạnh
Để tránh nước xịt rửa bắn vào phần bo mạch thì trước khi xịt bạn nên che kín phần bo. Bên cạnh đó là treo máng tôn phía dưới để hứng nước. Sau đó, dùng bình xịt nước hoặc bơm tăng áp để xịt nước vào các khe kim loại. Việc xịt cần thực hiện từ từ, cẩn thận, tránh áp lực quá mạnh khiến thiết bị hư hỏng.
Bước 4: Vệ sinh phần hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm mát của máy lạnh công nghiệp. Trong quá trình hoạt động, miệng gió, hệ thống thông gió rất dễ bám bụi bẩn. Do đó, cần được vệ sinh bởi các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Đối với bộ lọc thì sẽ tiến hành rửa sơ qua bằng nước ấm, rồi để ráo hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời, dùng khăn có nhiệt độ vừa phải để lau phần vỏ máy giúp giữ vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh máy lạnh công nghiệp ở dàn nóng
Để vệ sinh dàn nóng máy lạnh công nghiệp, trước hết cần phải tháo nắp dàn nóng. Sau đó, sử dụng máy bơm áp lực nhỏ để xịt vào các khe của dàn tản nhiệt theo dạng tia. Nhằm loại bỏ lớp bụi bẩn cũng như côn trùng bám vào.
Khi xịt cần phải chú ý quan sát, che chắn cẩn thận, tránh làm cho dàn nóng món méo, biến dạng. Trường hợp bị méo thì cần phải điều chỉnh bằng các vật dụng mỏng, có đầu nhọn vuốt lại. Tuy nhiên, phải thực hiện nhẹ tay, tránh làm thủng các ống môi chất.
Vệ sinh tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là bộ phận quan trọng để cân bằng nhiệt độ cho máy lạnh công nghiệp. Do đó, khi vệ sinh máy lạnh công nghiệp không thể bỏ qua bước này. Bạn chỉ cần tháo rời các tấm trong tháp để vệ sinh, xịt rửa bụi bẩn. Sau đó, lắp lại theo đúng góc độ kỹ thuật như ban đầu.
Vệ sinh dầu hóa máy lạnh
Nên thực hiện vệ sinh xung quanh hộp dầu của máy lạnh để dầu không bị rớt ra xung quanh. Kiểm tra lượng dầu trong thiết bị, nếu ở mức thấp thì bổ sung để duy trì hoạt động của điều hòa.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về quá trình vệ sinh máy lạnh công nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, bảo dưỡng điều hòa công nghiệp định kỳ. Thì đừng ngần ngại liên hệ cho Đông Sapa để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Với hơn 20 năm trong cung cấp, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí. Đông Sapa tự tin mang đến cho bạn những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Bởi sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng chính là sự thành công của chúng tôi. Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, báo giá, thiết kế, thi công hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Vui lòng liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÔNG SAPA
- Showroom: 456/72 Cao Thắng (ND), Phường 12, Quận 10, TPHCM.
- Hotline dự án 24/7: 0988 200 200 (Mr. Vinh)
- Email: quangvinh@dongsapa.com.vn