Hiện tượng đọng sương – Nguyên nhân & giải pháp khắc phục

Trong lĩnh vực HVAC – Điều hòa không khí và thông gió. Hiện tượng đọng sương và cách khắc phục, luôn là chủ đề được quan tâm và chia sẻ nhiều nhất. Vậy hiện tượng đọng sương là gì? Khi nào nó xảy ra và giả pháp khắc phụ như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong nội dung bài viết sau, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu về hiện tượng đọng sương

Hiện tượng đọng sương thường xảy ra khi có sự chênh lệch về nhiệt độ bề mặt vật chất có nhiệt độ thấp với không gian có nhiệt độ cao hơn và đạt tới ngưỡng đọng sương. Được dựa vào các thông số trên đồ thị không khí ẩm.

Hiện tượng đọng sương, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn để lại như tác hại khác cho công trình như: làm ẩm, mốc, mục trần thạch cao; gây chạm chập, cháy nổ cho các thiết bị điện tử; làm ẩm, gây hư hỏng cho các đồ nội thất bên dưới.

 

hiện tượng đọng sương máy lạnh

Hiện tượng đọng sương thường xảy ra ở cửa gió điều hòa

 

Để khắc phục được hiện tượng đọng sương xảy ra ở hệ thống HVAC của mình. Thì việc đầu tiên là ta phải tìm ra những nguyên nhân gây nên hiện tượng này, để từ đó có được giải pháp khắc phục tối ưu nhất.

2. Các nguyên nhân gây nên hiện tượng đọng sương cho hệ thống HVAC

a. Đọng sương do thiết bị

đọng sương do thiết bị

FCU bị bụi bẩn, làm tắc ngẽn van tiết lưu và gây nên hiện tượng đọng sương cho máy lạnh

– Do van tiết lưu tại FCU bị tắc nghẽn vì bụi bẩn.

– Do quạt dàn lạnh bị yếu, không đảm bảo lưu lượng gió qua coil lạnh.

– Do bơm nước xả bị hỏng.

b. Đọng sương do thi công

 

giải pháp khắc phục hiện tượng đọng sương

– Do thi công đường nước xả không đảm bảo độ dốc, hoặc bị dốc ngược về dàn lạnh.

– Do bọc cách nhiệt không đảm bảo độ kín, bị hở hoặc bị thiếu tại vị trí kết nối trên đường ống gió, bõ miệng gió hoặc tại thiết bị, …

– Do đường ống gió mềm trong trần bị gấp khúc hoặc bị rách trong quá trình thi công gây ra.

c. Do quá trình vận hành, bảo dưỡng

–  Do coil dàn lạnh hoặc Phin lọc quá bẩn, ít được vệ sinh làm sạch.

– Do không gian điều hòa bị gia tăng độ ẩm, hoặc thiếu lạnh do phòng không đảm bảo độ kín.

d. Do thiết kế và cách phòng tránh

– Thiết kế ống gió mềm hoặc ống gió cứng quá dài, vượt quá cột áp tĩnh của đầu quạt dàn lạnh. Cần chú ý tính cột áp tĩnh ngoài của FCU/AHU khi thiết kế hệ thống ống dẫn gió, đảm bảo không thiếu áp.

– Thiết kế đường ống nước xả máy lạnh quá xa, không đảm bảo độ dốc thoát nước tự nhiên. Cần xác định điểm xả nước dàn lạnh không quá xa, đảm bảo độ dốc từ 1-2%. Tuy nhiên, ở các thiết bị không có bơm xả  mà dùng máng chứa thì cần phải chú ý hơn vì có độ dốc bị hạn chế hơn so với thiết bị có sử dụng bơm mước xả. Ngoài ra, chúng ta không nên nối ống xả máy lạnh vào ống thoát nước mưa để đảm bảo về kỹ thuật.

– Tính toán thiết kế kích thước của các đường ống gió không phù hợp. Làm cho tốc độ gió trên đường ống và tại miệng gió quá cao hoặc quá thấp. Cần phải tính toán kích thước các đường ống gió theo đúng tiêu chuẩn thông gió, đảm bảo về kỹ thuật và phù hợp với công trình. Thông thường nên chọn tổn thất cột áp khoảng 1Pa/m cho đường ống. Và vận tốc gió từ 2 -2.5m/s tại vị trí miệng gió.

e. Bố trí vị trí lắp đặt miệng gió cấp lạnh không phù hợp.

– Khi thiết kế vị trí lắp đặt miệng gió cấp lạnh, cần tránh đặt quá gần cửa kính hoặc vách kính có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vì sẽ gây chênh lệch nhiệt lớn về nghiệt độ bên trong và môi trường bên ngoài, dễ gấy nên hiện tượng đọng sương.

 

khắc phục hiện tượng đọng sương máy lạnh

Cần tránh đặt miệng gió cấp quá gần cửa kính hoặc vách kính có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

f. Cách nhiệt ống gió, miệng gió lạnh không đảm bảo kỹ thuật

– Khi thiết kế cách nhiệt miệng gió, ống gió lạnh cần kiểm tra, tính toán cẩn thận, đám bảo tránh được hiện tượng động sương. Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của lớp cách nhiệt như độ dày, hệ số dẫn nhiệt, tỷ trọng,…

– Cần chú ý tới loại không gian lắp đặt như trong nhà/ trong không gian điều hòa hoặc ngoài trời thì có độ dày lớp cách nhiệt cũng khác nhau.

g. Do thiết kế thiếu tải lạnh cho không gian cần điều hòa.

– Thiếu tải là một trong những nguyên nhân chính, thường xuyên gây ra hiện tượng đọng sương khi sử dụng các miệng gió phân phối lạnh. Thông thường, nhiệt độ tại miệng gió là 12.5 – 14 độ C. Nên sau thời gian khỏi động mà nhiệt độ của phòng không giảm xuống. Điều này sẽ làm xuất hiện hiện tượng đọng xương tại miệng gió.

 

khắc phục hiện tượng đọng sương trong điều hòa không khí

Để khắc phục điều này, việc đầu tiên là cần phải xác định không gian tính tải phù hợp. Đối với các không gian đặc biệt thì bạn cần phải sử dụng đến các công cụ tính toán chuyên ngành để xác định (Heatload Daikin/ Trace 700/ HAP, …).

– Thiết kế bẫy nước tại các dàn lạnh có cột áp quạt lớn, không đảm bảo về kỹ thuật, làm nước xả bị quạt dàn lạnh cuốn theo khi vận hành.

– Hiện tượng đọng sương cũng thường xảy ra ở các thiết bị bay hơi có cột áp quạt lớn như AHU. Do đó, cần phải tính toán đường bẫy xả nước có sự chênh lệch độ cao lớn hơn áp lực thổi của quạt ngăn nước xả bị cuốn theo.

Khi bạn cần:

– Dịch vụ Tư vấn – Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió.

– Dịch vụ cung cấp, lắp đặt hệ thống điều công nghiệp và dân dụng.

– Dịch vụ cải tạo, bảo trì hệ thống điều hòa không khí và thông gió.

Xem thêm: Dịch vụ thi công, lắp đặt điều hòa không khí trung tâm  – Đông Sapa

Hãy nhấc máy lên và gọi Đông Sapa. Chúng tôi sẽ tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ thiết kế. Cung cấp và thi công hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho dự án của bạn.

Hotline: 0988 200 200 (Mr. Vinh)